Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Truyện viết lúc vọc đất .

ĐỒ THỦ DÂM


Hắn tên thật là Nguyễn Lê Văn Đức Cu Còm,cha mẹ cho nó cái tên chi mà vừa dài, vừa dở. Hắn sinh ra trên bến Cà Tang, hắn nặn đất kiếm cơm bên bờ Thu bồn này cũng đã 17 năm rồi còn gì . Nhiều người bảo kiếp trước hắn nợ nần chi với dân tộc Chăm-pa nên kiếp này mới còn dan díu, có kẻ còn bảo hắn được thần Siva độ mệnh.Chính thần Siva đã thân trong thầy trò Đường tăng giúp hắn trong những ngày đầu khởi nghiệp. Có những lần tửu nhập ngôn xuất hắn còn dám tuyên bố hắn là người đầu tiên áp đặt một thị hiếu mới cho người về chơi Quảng nam, đó là đồ đất nung. Đồ của hắn toàn những thứ ít ai làm, người thích hoa mỹ gọi đó là gốm đỏ, hắn ghét lắm, cứ gân cổ lên cãi hoài. Hắn yêu cái bến Cà tang nhỏ nhoi nhà hắn, cái chỗ ngày xưa đội cứt bò gãy cổ về tập kết ở đó để ủ phân trồng bí , ở đó có cái Bún Kiểu mà tuổi thơ trốn mẹ lặn hụp tập bơi, ở đó cho nó cảm giác yêu quê hương đầu tiên, khi từng loạt bom B52 dội xuống quê nó, cách đấy một bờ sông. Bến Cà tang là máu thịt của nó tự hồi xửa, hồi xưa, hắn tự hào với thiên hạ là hắn đã lập nghiệp nơi đây, còn kiếm việc cho gần trên dưới hai lăm người theo nó. Nó đã từng là bộ đội tình nguyện ngang dọc ở chiến trường Campuchia, không " biên chế " chính thức là thương binh nhưng ít ra hắn cũng còn cất bốn năm miếng mảnh mìn BK2 của Trung quốc trong người ấy chứ. Một thời làm công nhân của nó cũng được đi đó, đi đây nhiều nơi, nó trở về vọc đất trên bến Cà tang như một định mệnh của làng, như một điều tất yếu. Nó trở nên quê mùa như người chưa từng bước ra khỏi làng một bước, nó thờ ông già cỡi lưng trâu xanh trong cái xương đồ đất của nó và thắp hương hằng đêm. Nó thỏa mãn với nó, nó hể hả như trưa nay nằm một mình đu đưa trên võng, lá tre vẫn xào xạt, sóng nước sông Thu lẹp bẹp vỗ vào bờ đất , thi thoảng con chích chòe đánh xoẹt kêu một tiếng dài rồi mất hút,thằng Còm miên man ….
Con ngựa sắt chở theo một đoàn người thơm lựng nước hoa, kẻ vác cái xi-nê-ma, k cầm cái úp hình kêu như chuột. Có ông râu xồm, có ông bụng bự, thích nhất vẫn là mấy cô bận quần một ống phô cái đôi chân trắng ơi là trắng, người thì thơm như cõi tiên. Thằng Còm lạ lẫm chuyển qua mê mẩn. Chưa nói chuyện mà đoàn người kỳ lạ kia thấy thứ gì cũng khen, khen đáo, khen để, những thứ hàng ngày không ai để mắt đến thế mà cũng được các bác ấy lôi ra khen như một phát hin mới. Có người cả miệng còn gọi thằng Còm là nghệ sỹ lớn nữa đấy, có bác chẳng tiếc gì cho luôn thằng Còm danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân. Bến Cà tang như một hội, ngày ai cũng rạng rỡ . Thằng Còm vốn có chút máu giang hồ lẫn văn nghệ tiềm ẩn lâu nay,gặp các bác có nghề khai thác làm sao mà bến Cà tang chẳng đặng sinh tình. Cá lóc, cá trê măng rừng và lá dại, chút " hào khí " vốn có của người dân Quảng nam, pha thêm chút rượu" Hồng Đào " được nấu bằng gạo Thái Lan và men Trung quốc uống vào làm sao mà không ngất ngây say. Rượu vào lời ra thêm chút lòng nhiệt huyết , năm bảy bàn tay đật trên tay thằng Còm và một tiếng DE vang xóm . Thế là họ đã định đoạt chớp nhoáng một chiến dịch lăng xê miễn phí (có thể thấy thằng Còm thật thà mà thương chăng, hay cái say của rượu Hồng đào làm người ta hứng khởi) .Người chương trình này,kẻ chương trình nọ, chẳng mấy chốc mà Còm có trên tay một xấp kế hoạch tác chiến. Cứ nghĩ đến ngày tên tuổi bỗng dưng vang lừng trên mắt báo, trên đài phát thanh, trên truyền hình như các bác ấy hứa bỗng dưng thằng Còm sướng rân quên ăn , quên ngủ. Hắn lao vào sáng tạo theo một kiểu hoàn toàn mới, cái việc mà xưa nay chưaxảy ra trên xưởng thợ ở bến Cà-tang này , nó làm việc không còn gọi là chăm chỉ hay đam mê mà phải gọi là ma nhập (nó bảo làm việc có lý tưởng mà). Thế là mẫu mã cho trên hai mươi thợ làm ở xưởng càng ngày càng ít đi và đến một lúc Còm thấy cái công việc ấy trẻ con đến lạ, sự sáng tạo cấp thấp, hạ đẳng. Từ chỗ lơ là đến một hôm Còm tuyên bố hẳn hoi, là xưởng ta phải vươn đến một sự cao siêu trong nghệ thuật, gây ra không ít sự bất bình ở xưởng đất Cà-tang . Người đầu tiên là vợ Còm rồi đến những người tâm huyết, những pho tượng mất đầu, mất chân, chưa nói đến những bộ phận mọc nhầm chỗ như vú thì mọc ngay trên mặt, đít thì lòi ra con mắt. Một cuộc cách mạng trên sản phẩm tưởng chừng như cơn bão số 6 đã đi qua bến Cà-tang năm ngoái, đám thợ ví von con ngựa sắt ấy đến xưởng như trận sóng thần bên In-đô năm nào. Ban đầu thì có phương hại gì đến ai cơ chứ, việc ai nấy làm, nhưng sự đời không phải thế, cái logich nghề nghiệp nó đụng vào. Đầu tiên là mấy cái mẫu cũ không ai sửa để làm khuôn, tiếp đến là ông thượng đế A yêu cầu sửa cái này chút đỉnh thì mới mua số lượng lớn, thượng đế B thì đề nghị làm thêm một mặt hàng này để mua mấy mặt hàng kia. Vợ Còm đề nghị nhưng được nhận ngay một câu như trời giáng "Bây giờ là thời buổi nào mà bà bắt tôi làm những việc vớ vẩn ấy ". Có lẽ thương chồng mà vợ Còm cũng không nói nhiều , còn Còm thì càng ngày càng ít nói hơn, lặng lẽ chiến đấu với những ý tưởng có thánh thần mới biết. Mọi người có ai dám nói gì khi mà mặt Còm như đã bị lên đồng, lạnh lùng, cuồng tín như những thánh binh sắp ôm bom bên Ỉ-răc I-ran gì đó. Cái sự đời vẫn cứ tiếp tục xảy ra, rồi cái ngày ấy đã đến, chân lý của Còm đỏ lựng như mặt trời buổi sáng. Cái ngày đẹp trời con ngựa sắt mang một đoàn người trở lại Bến Cà-tang với nhiều người và máy móc, tiếng đồn đại, xì xào dậy cả khúc sông Cà-tang, thằng Còm sắp lên ti vi, sắp thành người nổi tiếng. Ai cũng tranh thủ khen Còm tưởng như cơ hội ấy sắp đi qua, trẻ con cột giẻ rách đầu cây vừa chạy vừa tung hô ông Còm vang xóm. Máy móc xè xè , rẹt rẹt chỗ này quay phim , chỗ kia chụp ảnh, chỗ này hỏi chuyện người già, chỗ kia phỏng vấn con nít. Đô hội, tưng bừng. Bến Cà-tang như muốn đục vào vách núi để ghi nhận sự kiện trọng đại này.Sau một ngày " hành nghề " thằng Còm tưởng như ngất đi, ngất đi vì bao cuộc phỏng vấn, vì đứng mẫu chụp ảnh, quay phim và có lẽ cũng vì mãn nguyện và sung sướng. Cái mặt thằng Còm nói như thế nào nhỉ, đờ đẫn, căng cứng có lẽ đang muốn thể hiện nhiều thứ cảmxúc, nói như dân Quảng nam cái mặt nó bây giờ như củ sắn sượng trông rất buồn cười. Lũ con nít bến Cà-tang khoái lắm, khoái nhất là chụp ảnh ké, quay phim ké, nó cũng sắp được như ông Còm rồi. Người già thì tự hào về sự kiện này, cứ như họ thấy thì quá sức vinh quang, làng ta lên truyền hình không phải vì buôn lậu gỗ hay uống rượu đánh nhau mà lên truyền hình bi một sự kiện văn hóa hẳn hoi của thằng Còm làm nên. Họ tự hào về con cháu họ, một thế hệ yêu làng theo một cách mới. Tội nhất là đám thợ trẻ của Còm, chúng nó không biết nên vui hay nên buồn, nụ cười cộng nỗi lo âu, vinh quang xen giữa hoài nghi và lo lắng. Nó linh cảm một điều gì kiểu mấy con voi hồi bên Thái lan mà ngửi được sóng thần. Còm thì không thể nào nói nữa, trong kho tàng ngôn ngữ Việt nam có bao nhiêu lời hay ýđẹp họ đã mang ra khen Còm cả rồi. Có một chuyện mà Còm cũng còn không hiểu nỗi là mấy cái đồ chẳng ra cục cứt chi, Còm lỡ tay làm hỏng vứt vào gầm giường, các bác ấy lôi ra và đặt cho mấy cái tên mà suốt đời này Còm còn không dám nghĩ tới. Tự nhiên Còm có mấy tác phẩm sáng giá và tên tuổi oai phong đến thế. Vinh quang đâu chỉ có dừng ở đây, phải công nhận là các bác ấy thánh thật, các bác ấy bảo Còm chờ mười ngày nữa xem. Không biết Còm được ngôi sao nào chiếu mạng năm nay mà hên đến thế. Lại một buổi sáng đẹp trời Còm chưa ra ngõ đã nghe lũ trẻ rầm rầm keo dến hô to " Ông Còm lêm ti vi – Ông Còm lên ti vi " (số là mấy ngày nay cái tivi nhà Còm bị hỏng). Tiếp đến là những ông già người trẻ, người ta đến chúc mừng Còm rất chân thành, Còm sung sướng bắt tay đến rã cả người. Có kẻ còn chạy gần chục km đến để chúc tụng. Cái ghê nhất là Còm vừa mới phát hiện ra hồi nửa buổi, không biết Tivi nói gì mà người ta cứ nghĩ rằng Còm sắp trở thành tỉ phú, sắp hốt đôla. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn chẳng mấy chốc mà Còm được đẩy lên tột đỉnh của vinh quang và giàu có, Còm trở thành một nhân vật vĩ đại không còn ở phạm vi của làng nữa rồi .Một vài tờ báo từ thị trấn gi về làng không biết là của ai và gi cho ai, (có lẽ là của người Cà-tang đi xa thể hiện niềm vui của mình) đăng hình và sản phẩm của Còm hẳn hoi. Thôi thì những ý tưởng cao siêu được gắn lên đầu lên cổ Còm, củ khoai phút chốc trở thành phượng hoàng,con giun đất trở thành khủng long. Thằng Còm như con diều gặp gió bay tít tận mây xanh, chỉ còn một tí nữa là Còm có thể vượt khỏi sức hút của trái đất ấy chứ (không biết lúc ấy con diều sẽ ra sao nhỉ). Sự đời là thế, cái gì rồi cũng đi qua thôi, to tát như chuyện tòa tháp đôi ở Mỹ còn phải lùi vào dĩ vãng nữa là. Thời buổi bây giờ cái gì cũng qua nhanh như hồi nó đến. Nói dại miệng chứ phúc đâu không thấy, họa đã ập đến bến Cà-tang rồi. Bến Cà tang bây giờ như cơn sóng thần va mới đi qua, người ngoài cuộc nhìn về bến Cà tang vẫn thấy lấplánh hào quang, chỉ có người trong cuộc mới hiểu chuyên gì đã xảy ra. Đầu tiên là chuyện thằng Còm sống như người cõi trên, từ công việc đến ăn nói toàn những điều khó hiểu. Có kẻ bảo nó bị thần Siva trừng phạt, có kẻ nói toạc ra rằng nó bị ngộ độc vinh quang. Nó đang bay trên trời chưa tìm ra đường xuống. Xưởng thợ ban đầu còn trông vào chú Đẹt, chú ấy ít nói hay cười, hát suốt ngày không chán, chú là em kết nghĩa của Còm từ lẩu từ lâu. Nhưng chú làm sao kham nổi những chuyện khúc mắc của công việc, nhất là cái chuyên mẫu mã . Nói không dám phụ trời đất chứ Còm có một khả năng làm mẫu cũng không đến nổi nào, điển hình là nó đã dựng lên một sự nghiệp như thế từ hai bàn tay trắng. Vắng nó nói đúng hơn là nó không làm thì xưởng đất nung ở bến Cà-tang như rắn không đầu. Khách hàng thì không thấy mẫu mới, đặt hàng thì tháng này qua tháng nọ cũng không thấy tăm hơi đâu cả. Đợi hoài thì khách cũng đi , khách đi thì các đại lý cũng đi theo, (kinh tế thị trường mà lị), các điểm bán du lịch thì phát hiện ra một điều hàng mới không có hàng cũ xấu đi. Chúng nó còn truyền miệng nhau rằng bến Cà-tang bây giờ chỉ làm hàng cho đại gia, cho nước ngoài chứ không còn cò con nữa. Có kẻ giận hờn có người mặc cảm thế là lặng lẽ bỏ đi, âu đó cũng là cái lô-gich thị trường mà, cái lô-gich ấy không chừa cái gia đình bé nhỏ của Còm nữa là. Đầu tiên là con vợ của Còm, một người vui tính đến là vậy mà cũng ít nói hẳn đi, mà không ít nói mới là chuyện lạ ấy chứ. Kính thưa các loại tiền: từ tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước, tiền rác, tiền bảo hiểm, tiền khách, tiền khứa chưa nói đến tiền lương công nhân và các khoảng thí nghiệm của Còm. Tiền than, tiền củi,tiền đất hàng trăm thứ tiền không tên khác, cái gì cũng tăng, kinh khủng nhất là khoản tiền chúc tụng (vì say vinh quang mà con ngườitrở nên hào phóng).Thu giảm mà chi tăng lấy đâu đập vào, chưa nói đến khoản tiền của hai đứa con phải tiếp bạn (chúng nó có quyền tự hào về người cha vừa nổi tiếng chứ), nhưng nó đi học thì lấy đâu. Nước chảy về trũng, thương cái lưng con vợ Còm gánh cả. Thật ra ban đầu vợ Còm cũng sướng lắm, cũng mở mày mở mặt với bạn bè. Không biết nhậu nhưng từ hôm có sự kiện bến Cà-tang mụ ta cũng “rửa nhiều bận ra trò, (quê tôi ai có thứ gì mới cũng rửa, mua một cái quần đùi mới cũng rửa nữa là, họp Quốc hội nghe đâu còn khen quê tôi nhậu nhất nước đấy). Phàm chuyện đời cái gì không lo xa tất hẳn buồn gần. Rửa miết rồi cũng giơ xương, ban đầu thì chậm lương, tiếp đến là không có lương, vợ Còm được cái sĩ hảo nhưng mà có lý, mụ không thèm vay mượn ai cả, cứ bán từng thứ, từng thứ để trang trải nợ nần, cuối cùng là đôi nhẫn cưới (nói thế chứ mụ sắm hồi làm ăn được, hồi cưới làm gì có nhẫn). Cuối cùng trong nhà còn một đống sản phẩm đã từng lừng lẫy trên báo, trên ti vi không ai thèm hỏi đến. Còn một thứ rất quí Còm vẫn để trên bàn, đó là xấp báo có bài và ảnh của Còm cùng sn phẩm, một cái đĩa CD của đài truyền hình gi tặng (cái đầu máy đã bán rồi) .Coi bộ cái gia sản này đi cầm không được chục ngàn đồng Việt Nam! cái lô-gích cuộc sống ấy mà. Vợ Còm trả xưởng cho Còm để trở lại "chiến trường xưa", (số là vợ Còm có nghề buôn gà rất giỏi, trong lồng gà vài chục con thoáng một cái mụ ta phân loại ngay được con dịch và con không dịchThằng Còm khởi nghiệp từ mấy con gà của vợ ấy chứ). Anh quí tử của Còm ở tít tận Sài gòn cũng bị cơn địa chấn này làm ảnh hưởng. Cất sự vinh quang của ba vào cặp kiếm việc làm thêm để bù vào kinh phí thiếu hụt từ mẹ. Cô con út cũng phải bỏ mấy môn học kèm để ra học đại trà được ít hôm cũng về nhà tự học. Đám thợ thì tùy nghi di tản tự lúc nào Còm cũng không hay biết. Còm như một kẻ cuồng tín, cái sự vinh quang phù phiếm đã làm Còm mất cả tính người, nó hì hục đắp nặn toàn những thứ lạ đời, nó làm những chuyện vô bổ mà cứ tưởng vĩ đại. Đến lúc ngẩng mặt lên thì hỡi ôi! Còm không còn nhận ra chuyện gì đã xảy ra trên bến Cà-tang, Còm ú ớ như người bị bóng đè (mà đúng thế Còm đang bị cái bóng của mình đè cứng rồi còn gì). Còm thất thểu từ xưởng này qua xưởng kia, từ đầu ngoài cho đến đầu trong. Còm gọi đứa này, Còm kêu đứa kia chỉ có tiêng của Còm vọng lại từ bờ bên kia sông Thu. Sự cô đơn đang tràn ngập bến Cà-tang, mấy ba nay Còm bỏ cơm mà hình như Còm cũng không hay, Còm đi như những chàng rô-bốt. Cỏ dại đã thò một chân vào xưởng rồi, sự hoang tàn như bóng ma đang nhè nhẹ đặt từng bước trên bến Cà-tang. Còm bước ra đường gặp những đôi mắt nhìn Còm ái ngại pha chút cảm thông, người ta chào Còm rất nhỏ, hỏi những câu không đâu vào đâu mà Còm cũng chả thiết trả lời ai. Người ta không biết Còm đang nghĩ gì. Có một "nhân vật" vẫn theo Còm trong những ngày này mà Còm mới kịp nhận ra đó là Cún con. Nó không rời Còm nửa bước, lúc nào cũng muốn cà cái thân mình vào chân Còm (có lẽ không còn ai chơi với Cún và Cún cũng chẳng biết đi đâu ) …….
Rồi một buổi trưa như mọi buổi trưa khácCòm ngồi một mình mông lung nhìn ra sông, Còm thấy mình minh mn lạ. Còm nhớ tất cả mọi thứ trên đời, nhớ như in mọi việc đã xảy ra, nhớ từng khuôn mặt của các chị, các anh phóng viên, nhớ từng lời nói đến những ý tưởng khuynh thành đổ nước trong bữa "tiệc rừng" trên bến Cà tang dạo nọ. Còm rùng mình vì cái bã vinh hoa, sự cám dỗ đến là ngọt ngào của nó, đứng trước nó như trước một người con gái đẹp khó mà cưỡng lại. Còm mỉm cười chua chát khi nhận ra rằng một phút mê muội cả tin đã đưa con người lạc bước đến đâu đâu. Nó thấm thía cái chân lý mà cha nó thuở sinh thời vẫn dặn : "Phàm sống trên đời cái gì quá cũng hỏng cả con ạ!" . Giá các chị các anh nhà báo đừng nói quá lên để con người ngộ nhận thì đâu đến nỗi nào. Nó nghĩ các anh ấy thổi sự hư danh lên trên cõi trời xanh được nhưng không hề có cách trả sự hư danh về mặt đất. Nó tặc lưỡi, không biết đây là bản chất nghề nghiệp, sự lãng mạn của người cầm bút hay chước của kẻ mưu sinh. Dầu sao thì cũng đáng buồn. Nó quay về tự kiểm điểm mình, nói thế chứ trong đám sản phẩm quái thai của nó cũng không ít cái nhìn được, nó nhủ thầm như thế. Suy cho cùng cũng do sự quá đáng của nó mà ra cả. Nó chợt nhớ đến hồi nhỏ nó đã từng thương hại chú gà con bé bỏng mà đã giúp nó cạy cái vỏ trứng bên ngoài để chú mau ra và rồi nhanh chết. Nó muộn màng nhận ra một điều những cái trái với qui luật thường không dẫn đến một kết quả tốt. Nó ngồi đây nhớ lại những ngày rộn ràng của xưởng thợ, nó ao ước thời gian quay ngược lại để sửa cái sai chết người này (nó đang làm cái điều 99,99 % loài người mong muốn). Chợt con cún con hướng ra đầu ngõ sủa vang, Còm nhoài người nhìn ra thì ôi thôi, đám thợ của nó không thiếu một đứa nào, có đứa còn mang theo cả chồng con nữa, chúng nó bỗng nhiên xuất hiện như ma. Còm lạnh cả gáy khi thấy chúng nó đi sau một ông cụ râu tóc bạc phơ. Ôi ! Ông cụ có khuôn mặt gầy gầy, sao mà giống thằng con trai của nó đến thế. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, miệng lưỡi Còm cứng đờ, định gọi một tiếng thật to mà không gọi được. Ông cụ không nói, không cười khuôn mặt hầm hầm nhắm hướng Còm ngồi mà tiến tới. Hắn đã nhận ra là ai r rồi, lòng khấp khởi sướng vui, định giang tay mà ôm lấy ông cụ. Hắn ú ớ kêu lên:
Ba
Bốp – Bốp – Bốp
Ba cái bạt tai từ bàn tay gân guốt của ông cụ giáng vào mặt Còm nảy lửa, ông cụ (ba của nó) thét vào tai nó gọn lỏn cũng chỉ có ba từ ĐỒ THỦ DÂM .
May nhờ ba cái bạt tai ấy mà Còm tỉnh giấc, một giấc mơ, một giấc mơ thật sự, một giấc mơ hãi hùng. Mồ hôi thấm ướt đến cả cái võng tre, Còm thở phào sung sướng. Ôi! mới chỉ là một giấc mơ, Còm đứng dậy cảm ơn Trời Pht - hú vía - Còm đi thẳng xuống sông vốc nước rửa mặt . Con Cún con tiếp tục sủa, thì ra nó đang sủa lũ trẻ con hàng xóm đang trộm khế ngoài bến dốc. Đám thợ cũng lục đục đến xưởng để làm việc buổi chiều. Nắng, gió và dòng sông rúc rích cười với Còm nơi bến nước. Còm đứng bật dậy vừa lên dốc vừa hát, bài hát quen thuộc đến cỏ cây nơi đây cũng nhận raA .. ha … đâu bằng Bến xích …chí thỏa tang bồng ngựa chứng… hê hê... ha ha ……./.

1 nhận xét:

  1. Em hy vọng sẽ được xem một bộ phim hay dựa trên cốt truyện này của anh. :)

    Trả lờiXóa